List phim hayPhim Theo chủ đề

7 phim hay về kiến trúc không thể bỏ qua

7 phim hay về kiến trúc sẽ cho người xem góc nhìn sâu sắc và mới lạ về kiến trúc ở nhiều góc độ từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng cho đến cả vấn đề an sinh, giao tiếp và gần gũi của con người. Thiết nghĩ bất kỳ ai đang quan tâm hay làm nghề kiến trúc không thể bỏ qua những thước phim quý giá này.

Nhân văn đô thị

50% dân số thế giới sống ở khu vực đô thị. Dự báo đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên 80%. Cuộc sống tại những đô thị lớn thực sự rất thú vị nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần bàn đến. Ngày nay, chúng ta đang phải đổi mặt với ô nhiễm dầu, biến đổi khí hậu, sự cô đơn và những vẫn đề về sức khỏe bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học hàng ngày.

Nhưng tại sao lại như vậy? Giáo sư-kiến trúc sư người Đan Mạch, ông Jan Gehl đã bỏ nhiều năm nghiên cứu về hành vi của con người sống trong các thành phố lớn suốt 40 năm qua. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra việc sống trong những thành phố hiện đại đã đẩy lùi sự tương tác của con người với nhau, và lập luận rằng chúng ta có thế xây dựng những thành phố quan tâm tới những nhu cầu được giao tiếp và gần gũi của con người. Bộ phim Human Scale (tạm dịch: “Nhân văn đô thị”) đưa người xem tới gặp các nhà tư tưởng, kiến trúc sư và những nhà quy hoạch đô thị ở khắp nơi trên thế giới. Bộ phim đặt ra những câu hỏi cho những giả định của chúng ta về cái hiện đại, khám phá những gì xảy ra khi chúng ta đặt con người vào trung tâm của sự quy hoạch.

80 Ngày Vòng Quanh Thế Giới

Phim dựa theo tiểu thuyết của Junes Verne kể về hành trình của Passepartout khi anh phải tìm cách đến Trung Hoa để trả lại tượng Phật Ngọc bị đánh cắp ở quê nhà. Trong phim hd này, anh đi cùng nhà quý tộc thông minh Phineas Fogg, người đã đánh cược sự nghiệp, tương lai, danh dự của mình trong cuộc cá độ 80 ngày vòng quanh thế. Chuyến phiêu lưu thú vị của họ đi từ London sang Paris, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, qua Đại Tây Dương, đến Mỹ và nhiều nơi khác…

Rem Koolhaas: A Kind of Architect

Cuốn phim “Rem Koolhaas, một kiểu kiến trúc sư” (Rem Koolhaas, a kind of architect) của hai đạo diễn Markus Heidingsfelder và Min Tesch sẽ “giải mã” ai là Rem Koolhaas. Cách phân tích và làm phim rất nghệ thuật của hai đạo diễn cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về người kiến trúc sư đầy “màu sắc” này. Cuốn phim mang nhiều tư liệu quý giá trong những thập niên hoạt động nghề nghiệp của Rem Koolhaas. Nó cũng là những cuộc phỏng vấn của rất nhiều người với nhiều nghề nghiệp khác nhau mà Rem Koolhaas quan tâm tới: chính trị, xã hội, triết học, nhân loại học, điện ảnh, âm nhạc, thời trang, đồ họa…

The Fountainhead (1943)

The Fountainhead (tiếng Việt: Suối nguồn) là một tiểu thuyết thuộc hàng best-seller, xuất bản năm 1943 của nhà văn nữ Ayn Rand. Đây là tác phẩm thành công đại chúng đầu tiên của bà. Thu nhập từ tác quyền và chuyển thể sang điện ảnh từ tác phẩm này đã mang lại cho bà danh vọng và sự ổn định về tài chính. Hơn 6,5 triệu bản đã được bán trên khắp thế giới và tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt.

Nhân vật chính của tác phẩm, Howard Roark, là một kiến trúc sư trẻ theo chủ nghĩa cá nhân, quyết chọn cho mình con đường tranh đấu dù đầy chông gai hơn là phải đem đam mê và quan điểm của mình ra để thỏa hiệp. Tác phẩm theo dấu hành trình của anh trên con đường hoạt động kiến trúc theo trường phái hiện đại, trường phái mà anh cho là ưu việt hơn so với lối kiến trúc truyền thống mà hầu hết tất cả mọi người tôn thờ. Bằng cách xây dựng những mối quan hệ với những nhân vật khác chung quanh Howard Roark, Ayn Rand lột tả nhiều hình mẫu nhân cách con người, tất cả đều khác với hình mẫu lý tưởng mà bà đặt vào Howard Roark. Bà miêu tả đám người kia là “second-handers” (“những người sống thứ sinh” – bản dịch Nhà xuất bản Trẻ) là những kẻ sống phụ thuộc, tồn tại nhờ vào người khác. Những mối quan hệ phức tạp giữa Howard Roark và những nhân vật khác, có người giúp, có người cản trở, thậm chí cả hai, làm cho tác phẩm rất giàu kịch tính và đậm tính triết lý. Qua ngòi bút của Ayn Rand, Howard Roark trở thành hiện thân của linh hồn con người và cuộc đấu tranh của anh đại diện cho chủ nghĩa cá nhân đối lập với chủ nghĩa tập thể.

Bản thảo đã bị mười hai nhà xuất bản từ chối cho đến khi một biên tập viên trẻ tuổi, Archibald Ogden, của nhà xuất bản Bobbs-Merrill Company thuyết phục để tác phẩm này được in. Mặc dù ngay từ đầu nó đã nhận nhiều lời phê bình tiêu cực, nhưng quyển sách đã được mọi người truyền miệng nhau và bán được hàng trăm ngàn bản. Suối nguồn đã được chuyển thể sang điện ảnh vào năm 1949, với Gary Cooper đóng vai Howard Roark, và kịch bản phim do chính Ayn Rand thực hiện.

Diary of an Eccentric Architect

Bộ phim này là một món quà tuyệt vời cho bất cứ một kiến trúc sư nào: nó như một hướng dẫn viên đưa người xem đi tham quan các thành tựu của Philip Johnson bởi một người đàn ông đeo gương – chính là Philip Johnson, trong đó bao gồm cả ngôi nhà kính “Glass House” nối tiếng – tác phẩm do chính tay ông thiết kế và sống ở đó. Bộ phim cũng là một góc nhìn hấp dẫn đối với quá trình sáng tạo kiến trúc lập dị của ông.

Japanese Architecture / Influence and Origin

“KOCHUU, Kiến trúc Nhật Bản – Tác động và nguồn gốc” (KOCHUU, Japanese architecture – influence and origin) của đạo diễn Jesper Wachtmeister thực sự là một cuốn phim nói về văn hóa Nhật Bản thông qua kiến trúc. Nó không chỉ kể về bản sắc kiến trúc của Nhật Bản, mà còn cho chúng ta thấy được việc duy trì và phát triển bản sắc đó qua những thời đại khác nhau. Xem phim, chúng ta sẽ khám phá những đặc tính của không gian, ý nghĩa bí ẩn của những khu vườn. Ví dụ như “Kochuu” là một không gian nhỏ, đóng kín, nhưng là nơi kết nối tinh thần của con người và cũng là nơi kết nối con người với vũ trụ. Nhiều kiến trúc sư đương đại trong phim như Tadao Ando, Kazuo Shinohara, Kisho Kurokawa và Toyo Ito sẽ giải thích cách tiếp cận văn hóa truyền thống khi thiết kế. Mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau, mang đến sự đa dạng trong kiến trúc Nhật Bản. Ngoài ra, cuốn phim còn cho chúng ta tới những nước vùng Scandinavia (Bắc Âu), nơi mà kiến trúc Nhật Bản đã ảnh hưởng sâu sắc tới một thế hệ kiến trúc sư từ Alvar Aalto, Arne Korsmo tới Juhani Pallasmaa, Kristian Gullichsen và Sverre Fehn.

Citizen Architect: Samuel Mockbee and the Spirit of the Rural Studio

Bộ phim là một tác phẩm nói về một kiến trúc sư, người đã biết hướng kiến trúc tới nhiều mục đích khi trả lời những yêu cầu mà xã hội đang đòi hỏi hiện nay. Đó là kiến trúc sư Samuel Mockbee (1944-2001).

Ông là kiến trúc sư và cũng là giảng viên tại Đại học Auburn thuộc bang Alabama (Mỹ). Đây là một trong những bang nghèo nhất nước Mỹ. Ở đây, cứ một trên bốn người (thường là người da mầu) sống trong những điều kiện rất khó khăn. Hướng tới kiến trúc cho người nghèo, năm 1993 Samuel Mockbee thành lập Xưởng kiến trúc lấy tên “Rural Studio” tại Đại học Auburn. Bài học trước tiên mà ông muốn truyền tải tới sinh viên là sống có trách nhiệm với xã hội. Ở đây sinh viên được “học và làm” kiến trúc từ A đến Z. Họ thiết kế đồ án với người dân, đi tìm nguồn tài chính, thu thập những vật liệu tái chế, tìm những dụng cụ lao động và tự tay mình xây dựng các công trình cùng với những người dân đó. Đây có lẽ là chương trình giáo dục sâu sắc và hoàn thiện nhất để có thể giảng dạy cho sinh viên biết thế nào là “Kiến trúc bền vững” theo mọi ý nghĩa của nó.

John Vu

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Tám 14, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Tám 14, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button