List sách haySách theo chủ đề

5 sách hay về bạo hành trẻ em mở rộng từ gia đình đến xã hội

5 sách hay về bạo hành trẻ em là “học cụ” thích hợp để bố mẹ, thầy cô, những người chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ sử dụng trong việc chia sẻ, trò chuyện, đối thoại và ứng xử với trẻ trong độ tuổi này.

Cùng Con Nhận Biết Và Phòng Chống Bạo Hành – Con Yêu, Bố Mẹ Luôn Ở Đây!

Xem giá bán

Tác giả Hoàng Anh Tú, anh Chánh Văn một thời của Hoa học trò vừa ra mắt cuốn sách hữu ích – Cùng con nhận biết và phòng chống bạo hành – Con yêu, bố mẹ luôn ở đây! – như là một cẩm nang dành cho phụ huynh, thầy cô và trẻ dưới 16 tuổi. Cuốn sách cũng là “học cụ” thích hợp để bố mẹ, thầy cô, những người chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho trẻ sử dụng trong việc chia sẻ, trò chuyện, đối thoại và ứng xử với trẻ trong độ tuổi này.

Cuốn sách gồm 4 phần: Bạo hành là gì hở mẹ? Con bạn có đang bị bạo hành? Con yêu, bố mẹ luôn ở đây! và Bố mẹ có thể làm gì cho con? Mỗi phần là những gợi ý, tư vấn dễ đọc, dễ nhớ, đặc biệt là có hình ảnh minh họa do họa sĩ Đậu Quyên thực hiện.

Phần 1: Bạo hành là gì hở mẹ? sẽ giúp mọi người có khái niệm và biết cách nhận diện về bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

Phần 2: Con bạn có đang bị bạo hành? nêu lên những lầm tưởng của bố mẹ về bạo hành như: Bạo hành có nghĩa là ai đó đánh đập con mình? Kẻ bạo hành là người lạ và người “xấu”; Trẻ thì phải dạy dỗ mới nên người được; Thời gian sẽ chữa lành tất cả…

Phần 2 này cũng “mách” cho bố mẹ cách lắng nghe cơ thể con cũng như nhận biết các dấu hiệu trẻ bị bạo hành bởi thầy cô, người trông trẻ; trẻ bị bạo lực học đường…

Phần 3: Con yêu, bố mẹ luôn ở đây! gợi ý cho bố mẹ cách bảo vệ con mình trước vấn nạn bạo hành với 10 nguyên tắc nằm lòng dành cho bố mẹ. Đặc biệt, phần này hướng dẫn bố mẹ cách xử lý tình huống nếu một ngày con nói “Bố mẹ ơi, con bị bạo hành”.

Cuốn sách cũng đưa ra rất nhiều lời khuyên dành cho bố mẹ có con bị bạo hành.

Phần 4: Bố mẹ có thể làm gì cho con để con không bị bạo hành? gợi ý bố mẹ dạy con những kỹ năng cần thiết để ít nhất trẻ cũng đủ hiểu biết để tránh bị bạo hành. Đó là 45 nguyên tắc tối thiểu cần phải có cho mỗi đứa trẻ và 15 câu hỏi cùng những gợi ý, đáp án giúp bố mẹ có thể chơi cùng con mỗi ngày để con có phản xạ tốt với những tình huống xấu.

Cuốn sách này cũng giúp bố mẹ nhận diện người bạo hành để đề phòng và tìm hiểu sâu hơn nếu như người giúp việc, bảo mẫu, cô giáo hoặc những người lớn liên quan đến con cái có những dấu hiệu đó.

Những Bí Mật Trẻ Em Cần Biết – Cuốn Sách Nhỏ Về Bạo Lực

Xem giá bán

Cuốn sách này nhắm đến đề tài nhức nhối nhất trên toàn thế giới: bạo lực. Tác giả chọn cách nhìn trực diện và gọi thẳng tên thực trạng vấn đề, để đánh thức nhanh nhất có thể suy nghĩ lương thiện trong mỗi trẻ em. Hình ảnh trực quan và câu chữ rõ ràng giúp các em nhanh chóng hiểu ra: bạo lực là xấu, dù em là nạn nhân hay nguyên nhân, em có thể gặp phải những dạng bạo lực gì, làm thế nào để ngăn người khác gây bạo lực với em. Thay vì né tránh, chúng ta cùng nắm tay vì hoà bình!

Pernilla Stalfelt là một trong những nữ hoạ sĩ truyện tranh hiện đại có phong cách đặc biệt được yêu thích toàn Châu Âu. Bộ sách Những bí mật trẻ em cần biết luôn nằm trong số các cuốn sách được mượn nhiều nhất từ thư viện, và được chuyển thể thành phim ngắn, tài liệu giáo dục do các cơ quan uy tín của Thuỵ Điển phát hành. Hiệu ứng trực quan, hình vẽ hiện đại, nội dung hấp dẫn; những bài học của bà kiệm lời và luôn dễ tiếp thu.

Kỹ Năng Phòng Chống Bạo Lực Học Đường

Xem giá bán

Ai cũng mong muốn trẻ em lớn lên an toàn trong tình yêu thương và hạnh phúc. Thế nhưng, không phải bất kỳ lúc nào hay bất cứ ở đâu, người thân cũng có thể theo sát trẻ; trong khi, từ bao lâu nay, việc ứng xử của người lớn đối với trẻ em có nhiều biểu hiện lệch chuẩn. Trong số những vấn đề nổi cộm hiện nay, bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em là hai vấn nạn được quan tâm, khi ngày càng có nhiều sự việc đau lòng diễn ra, để lại thương tổn sâu sắc về thể chất cũng như tâm lý cho trẻ nhỏ.

Với hy vọng và mong mỏi bảo vệ trẻ em trước tình trạng bạo lực học đường và xâm hại tình dục, cũng như trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng tự vệ an toàn, phòng tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của vấn nạn trên, nhóm tác giả cho ra mắt 3 quyển sách: Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ mầm non và Kỹ năng phòng tránh xâm hại cho học sinh tiểu học.

Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường gồm 4 phần, tập hợp những câu chuyện, tình huống gần gũi được trình bày dưới dạng trực quan, sinh động và hấp dẫn. Quyển sách cung cấp những thông tin bổ ích về bạo lực học đường, giúp nhận diện những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hiểu được nguyên nhân và cách phòng tránh bạo lực không chỉ trong trường học mà ngoài cuộc sống. Sách được viết bằng chính những trải nghiệm khi quan sát hoạt động của các em trong môi trường học đường và những kinh nghiệm tham vấn trực tiếp về các tình huống học đường của chính các em trong nghề tham vấn tâm lý.

Không Nơi Nương Tựa

Xem giá bán

Khát vọng và ý chí tuyệt vời của một em bé trong tận cùng của sự hắt hủi và vùi dập.

Không Nơi Nương Tựa là câu chuyện thật của chính tác giả, kể về thời thơ ấu bị vùi dập đau thương của mình – một trong những trường hợp hắt hủi và bạo hành trẻ em nghiêm trọng nhất lịch sử bang California, Hoa Kỳ. Em bé Dave Pelzer đã bị chính mẹ ruột bỏ đói và đánh đập tàn nhẫn. Người mẹ luôn bày ra những trò không thể đoán trước được, ác độc và gây nguy hiểm đến tính mạng của cậu. Dave phải học cách đối phó với những ngón đòn của người mẹ ruột của chính mình để sống sót vì bà ta đã không còn xem cậu là con trai của mình, mà chỉ là một tên nô lệ; trong mắt bà ta, Dave không phải là một đứa bé, mà là một “con vật”.

Chỗ ngủ của Dave là một chiếc cũi nhỏ và cũ kỹ đặt dưới tầng hầm, còn quần áo của cậu thì rách nát và luôn bốc mùi nồng nặc. Cậu chỉ được mẹ quẳng cho những mẫu thức ăn dư thừa, ôi thiu. Thế giới bên ngoài không hay biết gì về những cơn ác mộng có thật của cậu bé đáng thương ấy. Cậu không có bất kỳ ai để nương tựa, chỉ có những giấc mơ dẫn đường cho cậu tiếp tục sống – giấc mơ về một người nào đó quan tâm đến cậu, yêu thương cậu và gọi cậu là con.

Qua mỗi cuộc chống chọi của cậu bé ấy trong bóng tối cay nghiệt, bạn sẽ thấy như bản thân mình cũng cảm nhận được nỗi đau của cậu, an ủi nỗi cô đơn của cậu và cùng cậu tranh đấu cho sự sống còn. Câu chuyện đầy sức thuyết phục này sẽ giúp chúng ta nhận định rõ hơn về bản chất của nạn bạo hành trẻ em, đồng thời biết rằng chúng ta hoàn toàn có khả năng tạo nên một điều gì đó khác biệt để chấm dứt thực trạng đau lòng này.

Dave Pelzer được xem là một trong những phát ngôn viên quốc gia làm việc hiệu quả nhất và đáng tin cậy nhất, chuyên hoạt động trong các nhóm hội, tổ chức chuyên nghiệp về dịch vụ nhân quyền. Những thành tích nổi bật của Dave đã nhận được những lời khen tặng từ đích thân cựu Tổng thống Ronald Reagan và George Bussh. Năm 1993, Dave được vinh danh là một trong mười Đại diện tiêu biểu nhất của Thanh niên Hoa Kỳ và năm 1994, Dave là công dân duy nhất của nước Mỹ vinh dự được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của thế giới. Dave còn được chọn làm người rước đuốc trong Thế Vận Hội năm 1996. Dave đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp nhiều người khác thoát khỏi nghịch cảnh.

Dave là tác giả của quyển The Lost Boy – phần hai trong bộ ba tác phẩm của ông, và phần cuối là A Man Named Dave.

Dave sống một cuộc sống bình lặng ở Ranccho Mirage, California với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck.

“A child called ‘It’” là câu chuyện thật sự cảm động và thu hút, đến nỗi tôi lẫn các đồng sự đều không thể kiềm lòng. Câu chuyện của Dave Pelzer không nhằm mục đích nhấn mạnh hoàn cảnh khó khăn, tăm tối trong quá khứ mà nhằm nói lên ý chí cao độ của anh, đó cũng chính là điều đã làm lay động trái tim của tất cả chúng ta. Dave là một minh chứng sống cho việc tất cả chúng ta đều có khả năng làm cho cuộc đời của chính mình tốt đẹp hơn dù có gặp phải những khó khăn, trắc trở thế nào đi nữa.

Dạy Con Trong Hoang Mang II

Xem giá bán

Với thông điệp “Chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ”, bộ sách Dạy con trong “hoang mang” gửi đi một thông điệp khác biệt với những cuốn sách khác trên thị trường sách Việt Nam hiện nay: các bố mẹ cần chuyển hóa chính mình, “hòa giải” với quá khứ và những tổn thương của mình, để việc giáo dục con cái trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Đây chính là thông điệp chủ đạo xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách, và cũng chính là điều khiến bố mẹ Việt Nam đồng tình, chia sẻ giá trị của cuốn sách với nhiều người khác. Cuốn sách đã tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực trong 6 tháng cuối năm 2017.

Dựa trên những phản hồi của bạn đọc thông qua giải pháp Social Books của Anbooks và tác giả Lê Nguyên Phương, bao gồm những thắc mắc hỏi rõ thêm và gợi ý về những chủ đề mới, sau khi về Mỹ, TS. Lê Nguyên Phương đã bắt tay vào thực hiện Dạy con trong “hoang mang” 2. Sách bao gồm 29 bài viết dựa trên trục các chủ đề được bố mẹ Việt Nam quan tâm, gửi thắc mắc và cần hỗ trợ. Có những chủ đề được phân tích, chia sẻ trong một bài viết, nhưng cũng có những chủ đề được chia sẻ thành nhiều bài liên tiếp. Từ câu chuyện “Thiên đàng đổ vỡ”, chia sẻ về nỗi đau của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo hành trong gia đình, những di chứng về tâm hồn mà chúng phải gánh chịu; ảnh hưởng rõ rệt của các di chứng này trong đời sống của con cái; đến “Sau lời chia tay” nói về những tổn thương trẻ có thể hứng chịu do quá trình ly hôn của cha mẹ và những diễn biến trong tâm lý, hành vi của trẻ theo tiến trình thời gian sau khi sự việc xảy ra; từ câu chuyện hiểu sao cho đúng về phương pháp “tâm bình an”, “nuôi con an yên” theo phong trào đang rộ lên thời gian gần đây, chính là “khả năng tự phục hồi cảm xúc” trong khoa học, đưa ra một cái nhìn thấu đáo nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những “lỗ hổng” trong nhận thức của nhiều người về vấn đề này.

Các chủ đề trong Dạy con trong “hoang mang” 2 mở rộng từ gia đình đến nhà trường, từ gia đình đến xã hội. Nếu “Để con nhảy múa” đề cập đến hiện tượng các bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và khuôn phép lên con mình, khiến con không được tự do sáng tạo và thoải mái như chính con đáng có, đến những câu chuyện lớn về nhân sinh quan của đời người như “Công ơn dưỡng dục”, nói về mối tương quan giữa con người với thế giới, với vạn vật, hay “Muối của đất công chính”, nói về ý thức liêm chính trong xã hội có thể bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ…

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button