List sách haySách theo chủ đề

9 quyển sách hay về binh pháp có sức ảnh hưởng mạnh mẽ

9 quyển sách hay về binh pháp đi từ tuyệt tác binh thư hàng đầu thế giới cổ đại Tôn tử cho đến nghệ thuật quân sự tài tình của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về việc phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch mang tính quyết định như thế nào trong mọi cuộc chiến tranh thuộc bất kỳ thời đại nào đi nữa.

Tôn Tử Binh Pháp

Xem giá bán

Được xưng tụng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại, binh thư kinh điển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tôn Tử Binh Pháp là một cuốn cổ thư “kỳ quái”, “để trong vườn sẽ tỏa mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ vang tiếng kêu của bạc vàng”.

Nó không chỉ được các vua chúa từ đông sang tây xem như sách gối đầu giường, bí kíp quân sự không thể thiếu, mà còn được nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực như triết học, kinh doanh, tâm lý học, ngôn ngữ học, thể dục thể thao,… ứng dụng để nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Tôn Tử Binh Pháp với văn từ gọn ghẽ, nghĩa lý sâu xa, âm điệu bay bổng, nhờ đó sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của “thánh điển binh học” này vô cùng rộng lớn, được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản hầu khắp trên toàn thế giới.

Binh Thư Yếu Lược

“Ngô Tiên Chúa cả phá quân Lưu Hoằng Thao, Trần Hưng Đạo bắt sống Ô-mã-nhi, đều là ở sông Bạch Đằng và đều là những chiến công lừng lẫy nhất của nước ta. Danh tiếng các vị hào kiệt ấy đời đời còn mãi với ngàn thu sông núi.”

Binh Thư Yếu Lược là một tác phẩm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về nghệ thuật quân sự.

Mưu Kế Người Xưa

Xem giá bán

Con người không có sức mạnh hơn voi, không lặn sâu bằng cá, không bay cao như chim; nhưng con người khuất phục được voi, bắt được cá, bắn được chim. Đó là do con người có trí. Có trí mới sinh ra mưu kế và con người hơn nhau cũng là do nơi mưu kế.

Cuốn Mưu kế người xưa sưu tầm, giới thiệu cùng bạn đọc 72 mưu lược của Quỷ Cốc Tử và 36 kế của Trung Hoa, kèm theo với một số dẫn chứng được trích từ các tư liệu cổ.

Tôn Tử Binh Pháp & 36 Kế

Xem giá bán

Ba mươi sáu kế (Tam thập lục kế hay Tam thập lục sách) là một bộ sách tập hợp 36 sách lược quân sự của Trung Quốc cổ đại, ba mươi sáu kế bắt đầu xuất hiện từ thời Nam Bắc triều và tới thời nhà Minh thì được tập hợp thành sách.

Trích sách

Tôn Tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh:

Một là Đạo:

Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.

Hai là Thiên:

Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết.

Ba là Địa:

Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui.

Bốn là Tướng:

Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.

Năm là Pháp:

Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý…

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Xem giá bán

Được vinh danh là một trong “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của Trung Quốc, cho đến nay Tam Quốc Diễn Nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng bản dịch và tầm phổ biến rộng khắp.

Tam Quốc Diễn Nghĩa tên đầy đủ là “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” là tiểu thuyết lịch sử chương hồi nổi tiếng của Trung Quốc do nhà văn La Quán Trung sống vào khoảng cuối đời Nguyên, đầu đời Thanh viết. Bản Tam Quốc lưu truyền rộng rãi nhất ngày nay là bản do Mao Tôn Cương tu sắc và bình chú.

Về mặt nội dung, Tam Quốc là pho sử thi dựng lại gần một trăm năm lịch sử Trung Quốc cổ đại từ thời Đông Hán cho đến những năm đầu của triều đại Tây Tấn một cách bao quát và toàn diện gồm cả những cuộc đấu tranh chính trị, quân sự cho đến diễn tiến của mâu thuẫn xã hội dựa trên quan điểm “Ủng Lưu phản Tào” (Ủng hộ Lưu Bị, phản đối Tào Tháo).

Về mặt nghệ thuật, Tam Quốc là mẫu mực của thể loại tiểu thuyết lịch sử chương hồi Trung Quốc. Với bạn đọc thế giới, Tam Quốc đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có tính cách điển hình: Tào Tháo gian hùng, Lưu Bị nhân từ, Quan Công trượng nghĩa, Trương Phi nóng này…

Hàn Phi Tử

Xem giá bán

Hàn Phi là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luật có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong 3-4 thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời sống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chính trị và học thuật, lược thuật tư tưởng và chính sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Uởng.

Ba điểm chính trong học thuyết của Hàn là:

– Trọng cái thế: Người cầm quyền không cần phải hiền và trí, mà cần có quyền thế và địa vị. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Trọng thế thì tất nhiên trọng sự cưỡng chế: Vua nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và phải được tôn trọng triệt để, bắt chết thì phải chết.

– Trọng pháp luật: Mà pháp luật phải hợp thời, dễ biết dễ thi hành, phải công bằng.

– Trọng thuật trừ gian: Dùng người, điểm này rất quan trọng. Hàn đưa ra nhiều thuật tàn nhẫn rồi dùng nhiều cố sự để dẫn chứng, đại khái cũng như Kautilya ở Ấn Độ sau cuộc xâm lăng Ấn của Alexandre le Grand, một thế kỷ trước Hàn Phi; và như Machiavel, tác giả cuốn Le prince ở Ý cuối thế kỷ XV.

Học thuyết của Hàn giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, nhưng từ đời Hán ảnh hưởng của Hàn giảm nhiều, ảnh hưởng của Khổng học lại mạnh lên.

Thập Nhị Binh Thư

Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dù là một nước lớn như Trung Hoa hay một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó. Một điều đặc biệt giữa hai đất nước là những cuộc chiến tranh tưởng như không bao giờ dứt và binh pháp được đuc kết từ những cuốc hchiến đó và được nâng tầm thành nghệ thuật chiến tranh. Trong cuộc chiến ai nắm được và áp dụng hợp lý nghệ thuật chiến tranh sẽ giành được phần thắng. Ta có thể tìm thấy những bí ẩn của phép dụng binh của người xưa. Từ sách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân đến cách cử tướng Từ nhứng mưu chước đánh vào lòng tướng địch đến những mưu chước làm tan nhuệ khí kẻ địch. Kể cả những “bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem điềm lành, điềm dữ vốn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng,,, Bộ “Thập nhị binh thư” gồm 9 bộ binh pháp của Trung Hoa và 3 bộ binh pháp của Việt Nam gồm Lục thao, Tam lược của Thái Công Khương Tử Nha, Tư Mã binh pháp của Tư Mã Điền Nhương Tư, Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ Tử, Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, Uất Liễu tử của Uất Liễu, Tố thư của Hoàng Thạch Công, Binh pháp Khổng Minh của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Vệ Công Lý Tĩnh, Binh thư yếu kược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược (tu chỉnh) và Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê Hầ Đào Duy Từ.

Thời nay binh pháp không chỉ còn mang một ý nghĩa thuần túy về quân sự nữa mà lặng lẽ đi vào đời sống thành lối đối nhân xử thế, thành nghệ thuật sống, nghệ thuật của người lãnh đạo và thừa hành vì vậy nghiên cứu về binh pháp sẽ còn rất nhiều bổ ích đối với cuộc sống hiện đại.

Tam Thập Lục Kế – Thuật Ứng Xử Và Quyền Biến

Bốn chữ Tam Thập Lục Kế xuất hiện rất sớm trong Nam Tề Thư, Vương Kính Tắc Truyện: “Tam thập lục sách, tẩu vi thượng đế” (Trong 36 sách lược, kế chạy là cao nhất). Có thể thấy sự manh nha hình thành 36 kế đã có trên 1500 năm. Những dị bản lưu hành hiện nay ở Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng là dựa theo bản tình cờ phát hiện được ở Tứ Xuyên. Về niên đại hình thành và tên tác giả, hiện nay chưa khảo chứng được, chỉ suy đoán đại khái tác phẩm có thể được hình thành vào khoảng giữa đời Minh và đời Thanh ở Trung Quốc.

Tập sách này, người viết sẽ giới thiệu phần nguyên tác bằng cổ văn của tác phẩm mà đa số các sách về Tam thập lục kế đều lược bỏ.

Tôn Ngô Binh Pháp

Tôn Vũ và Ngô Khởi là hai binh gia có danh tiếng đời chiến quốc bên Trung Quốc, mỗi người đem sự hiểu sâu biết thấu của mình về nghề binh, viết ra thành sách. Sách của Tôn Vũ là bộ Tôn tử 13 thiên; sách của Ngô Khởi là bộ Ngô tử 6 thiên.

Trong hai bộ này thì bộ Tôn tử dày hơn nhiều, và nói về binh sự cũng rất tinh tường và thấu đáo hơn, đáng kể là một bộ chân kinh của những nhà binh học ở đời sau. Vì bộ Tôn tử có nhiều nghĩa lý vi diệu, cho nên xưa nay rất nhiều người chú giải, gồm có đến hơn 10 nhà. Cát Thiên Bảo có đem bộ này hội họp cả lời chua của 10 nhà đề là Tôn tử thập gia chú..

Vnwriter

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Mười Một 19, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Mười Một 19, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button